Bê Tông Tươi Là Gì? Tìm Hiểu Về Vật Liệu Quan Trọng Trong Xây Dựng

Bê tông tươi là gì? Đây là câu hỏi mà được rất nhiều người tìm hiểu mà không chỉ riêng dành riêng cho những người đang làm trong lĩnh vực xây dựng. Thực chất thì trong lĩnh vực xây dựng thì đây là một nguyên vật liệu vô cùng quan trọng khi quyết định đến chất lượng và độ bền của sản phẩm sau khi hoàn thành. Để tìm hiểu thông tin chi tiết cũng như biết được các ưu và nhược của vật liệu xây dựng này thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các thông tin sau nhé.

1. Khái niệm về bê tông tươi là gì.

Bê tông tươi có nghĩa là bê tông đã được trộn sẵn hoặc được gọi với các tên khác là bê tông thương phẩm. Bê tông tươi là một hỗn hợp được trộn với nhau trong đó có xi măng, nước, cát và các phụ gia. Những nguyên vật liệu này sẽ được trộn với nhau theo tỉ lệ khác nhau để tạo ra những sản phẩm bê tông tươi có cường độ cứng khác nhau. Chúng sẽ được trộn sẵn bằng những chiếc máy công nghiệp, sau đó sẽ được vận chuyển đến nơi cần đổ bằng xe bồn chuyên dụng. Loại nguyên vật liệu được ứng dụng rất đa dạng từ các loại công trình như là nhà cao tầng, nhà chung cư, nhà công nghiệp,….

2. Cách phân loại bê tông tươi.

Bê tông sẽ có những thông số để đánh giá là có chất lượng hay không nhưng trong đó thì lực nén là quan trọng nhất nên thường sẽ được chia thành các loại có gắn mác khác nhau:

  • 100
  • 150
  • 200
  • 250
  • 300
  • 400
  • 500
  • 600

Với loại bê tông có gắn mác là 200  thì có nghĩa là loại bê tông này có ứng suất nén phá hủy nằm ở kích thước tiêu chuẩn. Loại mác 200 này sẽ thì cần phải nén 28 ngày và phải trong điều kiện đạt tiêu chuẩn là 200kG/cm². Tuy nhiên thì ở trường hợp thực tế thì bê tông mác 200 chỉ chịu được cường độ chịu nén là 90kG/cm².

Theo tiêu chuẩn TCVN 3105 : 1993 và tiêu chuẩn TCVN 4453 : 1995 của Việt Nam thì mẫu để đo được cường độ phải là hình lập phương theo kích thước là ngang 150mm – rộng 150mm – cao 150mm. Và sẽ được đặt trong môi trường tiêu chuẩn trong 28 ngày theo quy định TCVN 3105 : 1993.

3. Ưu và nhược điểm của bê tông tươi.

3.1. Ưu điểm

Đồng đều về chất lượng

Bê tông tươi được sản xuất tại các trạm trộn có dựa theo tiêu chuẩn khá nghiêm ngặt nên sẽ rất đảm bảo mỗi mẻ bê tông đều mang chất lượng tốt và được kiểm tra chất lượng ngay từ đầu vào. Quá trình trộn cũng do công nghệ máy móc hiện đại giúp có thể tạo ra các sản phẩm  đồng nhất, có chất lượng cao và rất ổn định. Đảm bảo ta có thể dùng cho mọi công trình xây dựng.

Tiết kiệm thời gian và nhân công

Khi thi công thì các khối bê tông tươi sẽ được vận chuyển tới công trường bằng xe chuyên dụng và có thể đổ thẳng xuống hoặc thông qua hệ thống ống nối rất linh hoạt và an toàn. Nhờ vậy mà tăng tốc độ đổ bê tông lên, ngay cả vào ban đêm cũng có thể làm nhanh chóng. Từ đó có thể tiết kiệm một mớ thời gian và chi phí cho nhân công, thứ vốn là khó khăn ở phương pháp đổ bê tông thủ công thông thường.

Tiết kiệm cả không gian

Một cái lợi nữa là do bê tông tươi được trộn sẵn tại nhà máy nên chúng ta cũng không cần dành ra diện tích cho việc trộn tại công trường. Và nó giúp cho không gian tại đấy có thể được sử dụng cho việc khác, nhất là ở trong những công trường có diện tích nhỏ.

Có thể tính toán trước khối lượng cần sử dụng

Việc dùng bê tông tươi cũng giúp cho ta trong việc có thể  dễ dàng tính toán trước được khối lượng sử dụng. Và điều này giúp tiết kiệm nhiều thời gian và chi phí nếu tính toán sai đi rất rất nhiều. Bởi chỉ cần tính toán chính xác khối lượng bê tông cần thiết, chúng ta có thể sẽ tránh được vụ lãng phí do thừa hay là thiếu nguyên vật liệu, song giảm thiểu chi phí phát sinh.

Có nhiều tính năng 

Một cái hay nữa là bê tông tươi có thể được thêm vào các phụ gia tạo nên những tính năng đặc biệt như là chống thấm nước, cách nhiệt, tăng độ trơn, hoặc tăng tốc độ đông kết (R7, R14, R4,…). Nhờ đó mà bê tông tươi vừa đạt hiệu quả yêu cầu kỹ thuật vừa đẩy nhanh tiến độ thi công lên, giúp ta an tâm dự án hoàn thành đúng thời hạn.

3.2. Nhược điểm 

Chất lượng đầu vào khó quản lý

Chuyện theo dõi và kiểm soát chất lượng bê tông là sẽ một thách thức đối với người mua. Do là có một số đơn vị vì cái lợi mà sử dụng vật liệu kém chất lượng như đá non dễ vỡ, xi măng hết hạn, hay tỷ lệ pha trộn không đạt tiêu chuẩn. Và những hành động này khả năng cao ảnh hưởng nghiêm trọng đến độ bền và an toàn của công trình bạn đang xây. Do đó mà việc lựa chọn đơn vị trạm trộn uy tín sẽ là yếu tố rất quan trọng.

Rủi ro khi bảo quản bê tông không đúng cách

Do là bê tông được trộn sẵn và vận chuyển đến công trình, nên nếu mà không được bảo quản đúng cách thì chất lượng bê tông có thể bị suy giảm. Lúc đó bê tông có thể bị khô hoặc đóng đông trước khi sử dụng, gây hại đến độ bền và kết cấu công trình mình đang xây.

Chi phí sử dụng cao

Ở những công trình nhỏ hay nằm ở xa trục đường chính thì chi phí sử dụng bê tông tươi có thể sẽ bằng thậm chí cao hơn so với bê tông thủ công do chi phí vận chuyển khá cao. Do đó, việc sử dụng xe bồn để chở và đổ bê tông thường không được dùng cho các công trình nhà nhỏ lẻ, làm tăng chi phí vận chuyển và thi công có thể không hợp lý nữa.

4. Những tiêu chuẩn cần lưu ý khi sử dụng bê tông tươi.

4.1. Tiêu chuẩn về thành phần hỗn hợp

Để đảm bảo được chất lượng cọc bê tông tươi ở mức tốt thì người sản xuất và khách hàng có thể chọn một trong hai phương thức dưới đây, và hai bên cũng cần thống nhất cách nhận biết và kiểm tra để tránh nhầm lẫn khi nhận bê tông tại công trình

  • Phương thức 1: Đó là người sản xuất chịu trách nhiệm chọn thành phần vật liệu, đảm bảo chất lượng đáp ứng yêu cầu khách hàng.
  • Phương thức 2: Khách hàng tự chọn thành phần nguyên liệu, người sản xuất phải tuân thủ đúng công thức này.

4.2. Tiêu chuẩn về vật liệu

Xi măng: Chất lượng vật liệu này phải đáp ứng các tiêu chuẩn TCVN 2682:1999 và TCVN 6260:1997, và được kiểm tra trước khi trộn. Với xi măng nhập khẩu, việc kiểm tra chất lượng sẽ phải dựa theo thỏa thuận hai bên.

Cốt liệu: Tuân thủ theo TCVN 1770:1986 và TCVN 1771:1986 về cát, sỏi, đá xây dựng. Kho bãi chứa thì phải sạch sẽ, có phân loại rõ ràng và có hệ thống sàng rửa chất lượng đảm bảo.

Nước trộn bê tông: Phải đạt tiêu chuẩn TCVN 4506:1987. Nước từ hệ thống cấp thành phố cần được thí nghiệm để đảm bảo đạt yêu cầu kỹ thuật.

Phụ gia: Phụ gia cần có chứng chỉ chất lượng, đảm bảo độ bền và khả năng chịu tải của bê tông.

Tiêu chuẩn độ sụt bê tông: Độ sụt và sai số phải phù hợp với thiết bị thi công, kết cấu bê tông. Và người sản xuất sẽ chịu trách nhiệm về chuyện đảm bảo độ sụt tại công trình nếu có thỏa thuận từ trước. Bê tông phải được sử dụng trong vòng 30 phút sau khi đến hoặc sau khi điều chỉnh độ sụt. 

Tiêu chuẩn đo lường:

– Xi măng: Cân theo trọng lượng với sai số là trên dưới 1%.

– Cốt liệu: Được cân theo trọng lượng, và sẽ gồm cả tính khô và nước trong cốt liệu, với độ chính xác  chỉ trên dưới 3%. Liều lượng và cốt liệu phải dễ đọc giúp cho việc vận hành máy được chính xác hơn.

– Nước: Được trộn bao gồm các loại như nước thêm vào, nước từ độ ẩm vật liệu, và nước trong phụ gia. Sẽ đong theo thể tích với sai số trên dưới 1%. Đồng thời thiết bị đong nước cần phải chính xác và không bị ảnh hưởng bởi thay đổi áp suất nước.

– Phụ gia: Phụ gia dạng bột thì sẽ được cân theo kg, dạng lỏng là cân theo trọng lượng hoặc thể tích. Và chúng ta phải đảm bảo sai số chỉ trên dưới 1% trọng lượng yêu cầu.


Công ty Cổ phần Bất động sản Golden Land

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Latest Posts